Nội quy - Chính sách
Thống kê
Hôm nay : 1
Tháng 04 : 117
Năm 2024 : 853
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH MÙA HÈ - Trường MN Phong Châu - NH 2021-2022

BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH MÙA HÈ

 

 

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH MÙA HÈ

Các bậc phụ huynh thân mến!

Thời tiết mùa hè là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại dịch bệnh phát sinh, phát triển, dễ lây lan như: thủy đậu, quai bị, rubella, cúm A, sởi, tay chân miệng, viêm đường hô hấp, tiêu chảy, bệnh tả, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, viêm màng não mô cầu, ... Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, mọi người đều có thể mắc các bệnh, dịch truyền nhiễm, nhưng đối tượng dễ mắc nhất vẫn là trẻ em. Trong khi đó, công tác phòng, chống các loại dịch, bệnh truyền nhiễm gặp nhiều khó khăn do điều kiện vệ sinh môi trường, ý thức vệ sinh cá nhân, vệ sinh an toàn thực phẩm của người dân chưa cao.

Những ngày mùa hè trời nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời tăng cao kèm theo khói, bụi ô nhiễm môi trường khiến cho trẻ dễ mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, tiêu chảy cấp, sốt cao do vi rút, thủy đậu, bệnh ngoài da…

* Viêm đường hô hấp trên

Triệu chứng thường gặp ở trẻ là sổ mũi, ho, sốt, thở khò khè, đau họng; nặng hơn có thể gây áp xe thành họng, viêm họng do liên cầu… Khi trời nắng nóng, các bậc phụ huynh cần hạn chế hoặc không cho trẻ ra ngoài.

Không cho quạt xoáy thẳng vào trẻ khi trẻ đang chơi hoặc nằm ngủ. Không cho trẻ ở trong phòng máy lạnh có nhiệt độ chênh lệch quá lớn so với nhiệt độ môi trường bên ngoài. Tránh đưa trẻ đến chỗ đông người, khi ra đường cần đeo khẩu trang, mặc quần áo chống nắng nhưng phải thoáng mát.

Đặc biệt, cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước, ăn uống đủ chất, làm thông thoáng đường thở bằng cách làm sạch đờm nhớt ở vùng mũi họng của trẻ. Giúp trẻ giảm ho và đau họng bằng thuốc nam (mật ong, lá húng chanh, quất hấp). Nếu bệnh nặng hơn nên nhanh chóng đưa đến bệnh viện.

* Tiêu chảy cấp

Bệnh tiêu chảy là đi tiêu phân lỏng nhiều hơn 3 lần trong 24 giờ. Riêng trẻ sơ sinh bú mẹ, có thể đi tiêu 5-6 lần trong ngày. Ở trẻ dưới 3 tuổi thì trung bình mỗi năm sẽ mắc 1-3 đợt bệnh tiêu chảy.

Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, cần cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường. Nếu trẻ còn bú cần cho bú nhiều và lâu hơn. Cần cho trẻ uống thêm dung dịch bù nước (ORS) sau mỗi lần đi tiêu lỏng hay sau khi nôn ói. Ngoài ORS, trẻ trên 6 tháng tuổi còn có thể uống nước súp, nước cơm, nước cháo, nước dừa, nước hoa quả tươi không đường, nước chín để nguội.

Ở trẻ lớn hơn thì khẩu phần ăn hàng ngày nên được tiếp tục và tăng dần lên. Ở những trẻ có nôn ói thì khẩu phần ăn nên được chia ra làm nhiều bữa nhỏ. Sau khi hết tiêu chảy nên cho trẻ ăn nhiều hơn để mau chóng hồi phục sức khỏe.

Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, việc sử dụng kháng sinh và các men tiêu hóa vi sinh cần phải theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc trị tiêu chảy.

Ngoài ra, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế nếu trẻ có một trong các dấu hiệu như không ăn uống được và bỏ bú, sốt cao hơn, trẻ rất khát nước hoặc trong phân có máu.

Để hạn chế các bệnh dich mùa hè, chúng ta cần thực hiện những biện pháp phòng bệnh như sau:

1. Nâng cao sức đề kháng của cơ thể:

- Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nhất là thường xuyên rửa tay với xà phòng để loại trừ mầm bệnh;

- Hạn chế đi ra ngoài trời và khi cần ra ngoài thì phải mặc áo quần che kín da và đội nón rộng vành che phủ kín vùng cổ gáy phòng say nắng;

- Ăn đủ chất chú ý thêm các loại rau, củ, quả nhưng cần xử lý sạch trước khi ăn;

- Không ăn những thức ăn chưa nấu chín như tiết canh, nem chua, thịt các loại nấu tái, trứng sống, gỏi cá; không ăn uống ở những hàng quán không có đủ nước sạch và không hợp vệ sinh;

- Uống đủ nước, người lớn uống ít nhất 2 lít/ ngày, trẻ em thường cho uống nước, thêm nước cam vắt hoặc nước chanh. Hạn chế sử dụng các loại nước đóng chai, nhất là loại nước có ga.

2. Vệ sinh môi trường:

- Nhà ở, lớp học gọn gàng, sạch sẽ thông thoáng để làm giảm độ nóng và thanh thải mầm bệnh trong không khí;

- Không để thức ăn, rác, nước thải vương vải làm thu hút ruồi, côn trùng vào nhà;

- Không thải bỏ bất cứ vật gì xuống nguồn nước vì sẽ làm ô nhiễm nguồn nước và vi khuẩn, vi rút có điều kiện phát triển mạnh gây nguy cơ dịch bệnh cho cộng đồng;

- Cá nhân, gia đình và cộng đồng tích cực khuyến cáo mọi người không vức rác bừa bãi ra môi trường, rác cần được thu gom và xử lý đúng theo quy định.

Chính vì vậy, khuyến cáo cho chúng ta cần tăng cao sức khỏe và khả năng phòng bệnh bằng cách ăn uống đủ chất, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, thức ăn có nhiều vitamin; có chế độ làm việc, sinh hoạt, luyện tập thể thao và nghỉ ngơi hợp lý. Khi có người bị bệnh hoặc nghi bị bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để khám, điều trị và xử lý kịp thời, không để bệnh lây lan sang người thân và cộng đồng./.

NGƯỜI VIẾT

 

 

Mai Thị Thủy

 

 

 

 

 

 

 

 


Tác giả: Trường Mầm non Phong Châu
Tổng số điểm của bài viết là: 33 trong 7 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Lịch sự kiện
Fanpage Facebook